Du lịch là ngành công nghiệp không khói đang phát triển rất mạnh mẽ. Vậy nên, các ngành học liên quan đến du lịch đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, trong số đó, vẫn còn nhiều người chưa biết ngành Quản tị lữ hành là gì? Học Quản trị lữ hành ra trường sẽ làm gì? Ngành quản trị lữ hành sẽ học những môn gì? Hãy cùng kienthucnganhdulich.edu.vn tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc của các bạn nhé.
Nội Dung Chính
Ngành Quản trị Lữ hành là gì?
Ngành Quản trị Lữ hành không chỉ là một ngành học đơn thuần, mà còn là cánh cửa mở ra với muôn vàn trải nghiệm mới mẻ, nơi bạn có thể khám phá những nền văn hóa độc đáo, kết nối với con người từ mọi miền đất nước và kiến tạo những hành trình ấn tượng.
Tuy nhiên, hiện tại, nguồn nhân lực có trình độ quản lý trong ngành lữ hành vẫn còn thiếu hụt, điều này đã trở thành cơ hội rộng mở cho những ai đam mê lĩnh vực này. Nhu cầu về những chuyên gia quản lý lữ hành bài bản, có kiến thức chuyên môn chất lượng tốt và kỹ năng mềm ngày càng tăng cao, hứa hẹn những cơ hội việc làm hấp dẫn và mức lương cao.
Hơn thế nữa, ngành Quản trị Lữ hành còn mang đến cho bạn cơ hội phát triển bản thân toàn diện. Bạn sẽ rèn luyện được khả năng giao tiếp hiệu quả, tư duy nhạy bén, kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng làm việc nhóm. Bạn cũng sẽ tự tin, năng động và sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong môi trường làm việc đa văn hóa.
Chương trình đào tạo Ngành Quản trị lữ hành
Khi theo học chuyên ngành Quản trị Lữ hành, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức tổng quan về du lịch, bao gồm:
- Địa lý du lịch, văn hóa
- Marketing trong Du lịch
- Chăm sóc khách hàng, Quản trị tài chính, Quản trị Nhân sự…
- Nghiệp vụ bán sản phẩm du lịch
- Nghiệp vụ điều hành
- Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn
- Tổ chức sự kiện
- Hoạt náo trong du lịch
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng quan trọng khác bao gồm: Tiếng Anh giao tiếp – kỹ năng rất cần thiết, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc,…
Vì là ngành học cần sự năng động, linh hoạt nên các trường đào tạo ngành Quản trị Lữ hành luôn luôn kết hợp tạo các cơ hội thực hành, thực tập cho sinh viên trong thời gian học tại trường. Sinh viên có thể được thực tập cọ xát nghề thực tế tại các vùng trong nước và cả ở nước ngoài.
Kỹ Năng Cần Có Khi Học Ngành Quản Trị Lữ Hành
Ngành Quản trị lữ hành là một ngành học năng động, đòi hỏi sự nhạy bén, sáng tạo và linh hoạt, vì vậy, ngành yêu cầu sinh viên cần phải có những kỹ năng sau:
- Có kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa – xã hội: Nắm vững nền tảng kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa sẽ giúp sinh viên có thể giới thiệu cho du khách về địa phương, quốc gia đó một cách chính xác và hấp dẫn hơn.
- Tự tin, nhạy bén, linh hoạt: Ngành học này yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin khi làm việc với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp, cũng như khả năng ứng xử nhạy bén trong mọi tình huống. Sinh viên cần có tinh thần sôi nổi, nhiệt huyết và đam mê tìm tòi điều mới.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, kỹ năng ngoại ngữ là không thể thiếu. Ngoại ngữ giúp sinh viên giao tiếp với khách du lịch quốc tế, tìm hiểu về các quốc gia khác và phát triển sự nghiệp một cách hiệu quả. Các ngoại ngữ phổ biến hiện nay bao gồm: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật,…
Ngành Quản trị Lữ hành ra trường làm gì?
Ngành Quản trị Lữ hành là một ngành học “hot” với nhu cầu nhân lực cao, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nguồn cung nhân lực cho ngành du lịch vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng, chưa đáp ứng được đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, hiện nay, ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người.
Thực tế cho thấy, nguồn cung lao động du lịch chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt là các lao động có trình độ chuyên môn cao. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hằng năm với định hướng phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn, cần đến 40.000 lao động có trình độ, thì các trường đào tạo nghề, trường cao đẳng hiện nay cũng chỉ đáp ứng được khoảng 15.000, vẫn còn thiếu rất nhiều.
Do vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Lữ hành sau khi ra trường không quá lo lắng về việc làm bởi lượng nhân lực đáp ứng cho ngành vẫn đang thiếu hụt. Đặc biệt, các doanh nghiệp còn yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng công việc, là một lợi thế đối với các sinh viên được đào tạo chuyên môn tốt và đam mê ngành du lịch.
Chính vì vậy, để có được một công việc tốt trong ngành này, sinh viên cần trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Sinh viên nên tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tập tại các Vietnam tour company để trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Lữ hành sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí như sau:
-
- Nhân viên kinh doanh: Nhân viên bán sản phẩm du lịch
- Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng: Tư vấn sản phẩm du lịch, bán tour, chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
- Phát triển các sản phẩm dịch vụ
-
- Chuyên viên kinh doanh du lịch: Bộ phận tìm kiếm khách hàng, tư vấn sản phẩm du lịch, xây dựng chương trình tour, bán tour.
- Chuyên viên Marketing du lịch : Bộ phận lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông các sản phẩm của doanh nghiệp, công ty du lịch.
- Điều hành tour du lịch: Bộ phận thiết kế, lên kế hoạch và thực hiện tour du lịch, đảm bảo tour diễn ra suôn sẻ, an toàn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Hướng dẫn viên du lịch: Người giới thiệu điểm đến, văn hóa, lịch sử cho du khách, đảm bảo an toàn cho du khách trong suốt hành trình.
- Tư vấn viên du lịch ở các tổ chức phi chính phủ: là các chuyên gia du lịch hoạt động trong các tổ chức phi chính phủ, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát triển và thực hiện các chương trình du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức sự kiện và hoạt động teambuilding: Thiết kế các hoạt động nhằm xây dựng tinh thần đồng đội, tăng cường sự gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong công ty, doanh nghiệp.
- Nhân viên lễ tân khách sạn: Đón tiếp khách hàng, nhận phòng, trả phòng, tư vấn thông tin về khách sạn và dịch vụ.
- Quản lý buồng phòng, quản lý nhà hàng
- Giảng viên ngành du lịch: Giảng dạy các môn học về du lịch, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động học thuật.
- Tự mở một doanh nghiệp du lịch: Xây dựng và phát triển doanh nghiệp du lịch, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch cho khách hàng.
Ngoài ra, cơ hội nghề nghiệp của các chuyên ngành du lịch còn mở rộng ở nhiều vị trí khác như thực hiện các dự án du lịch cộng đồng, làm việc ở các tổ chức phi chính phủ, tổ chức sự kiện hoặc những vị trí liên quan trong ngành du lịch – khách sạn – nhà hàng. Tất cả đã chứng minh cho sự đa dạng về cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên theo học ngành quản trị lữ hành. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Lữ hành, sinh viên đều có thể xin được việc làm. Đừng lo nhé!